Trên Vùng Đất Hứa
( Trích trong hồi kư “ Cuộc Đời
Đổi Thay và Tâm T́nh Một Thế Hệ “ )
Chiến
hữu mũ xanh Nguyễn Minh Châu
“ Từ khi non nước điêu
tàn
Mang thân lưu xứ ḷng man mác buồn ! “
Hai hoàn cảnh khác biệt của hai lần
đi Mỹ.
Lần thứ nhứt tôi được sang Mỹ du học tại trường Fort
Benning, thuộc Tiểu Bang Geogia Hoa Kỳ năm 1956 và đang mang cấp bực Thiếu uư
. Ngày ra trường khoá 5 Thủ Đức chúng tôi c̣n mang cấp bực của Pháp với
một gạch vàng trên vai trông cũng oai lắm ! và người dân hay gọi chúng tôi là Quan
Một hoặc là Ông Một, nhưng trông vẻ mặt chúng tôi c̣n rất ngay thơ không có
vẻ ǵ là người thanh niên chững chạc. Đôi khi tôi cũng tự cảm thấy
hơi e thẹn v́ mới bắt đầu dấn thân vào cuộc đời binh nghiệp
c̣n quá trẻ với cấp bực Thiếu uư, trong khi có nhiều ông Hạ sĩ quan và binh
sĩ tuổi đáng tuổi cha hoặc chú của tôi.
Khi vào các nhà hàng ăn bên Mỹ chúng tôi gọi Beer để uống thường hay bị
Cảnh sát hạch hỏi giấy tờ, v́ lúc bấy giờ giờ có rất ít sĩ quan
Việt Nam du học, nên họ cứ tưởng chúng tôi là học sinh hay sinh viên người
Trung Hoa c̣n trẻ chưa đủ tuổi được phép uống rượu. Một
thời gian sau, cảnh sát thành phố đă hiểu biết chúng tôi là sĩ quan du học,
chúng tôi không c̣n bị khuấy nhiểu nữa. Nhóm của chúng tôi thuộc khoá thứ hai tại
quân trường nầy.
Chúng tôi cũng rất bực ḿnh khi dân chúng Mỹ cứ gọi chúng tôi là “ The Chinese “ . Lúc bấy giờ có nhiều người Mỹ không biết
nước Việt Nam là ở đâu? Chúng tôi phải giải thích là nước Việt Nam
nằm trong vùng Indochina th́ họ mới hiểu biết xuất sứ của chúng ta. Nghĩ
mà buồn cho dân tộc ḿnh là một nước nhược tiểu bị Pháp đô hộ
hằng trăm năm và cùng chung số phận với các nước trong liên bang Đông Dương,
nên họ chẳng biết tên và vị trí của xứ Việt Nam ta đă có trên bốn ngàn
năm văn hiến.
Năm 1956 chúng tôi được đi du
học bằng máy bay Pan Of America vé hạng nhứt như thượng khách, ghế ngồi
rộng răi. Lần đầu tiên trong đời được đi phi cơ thấy sao
cái khung cảnh trên máy bay sạch sẻ, thơm tho và sang trọng quá, không phải như thuở
tôi c̣n là học tṛ ngồi trên những chiếc xe đ̣ đi về miền Tây chật hẹp,
cũ kỷ, ọp ẹp và dơ bẩn mà lúc xưa tôi thường đi về quê vào những
lúc nghỉ hè. Đây cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi được thưởng
thức những bửa ăn đối với tôi rất là sang trọng với các thức
ăn Âu Mỹ thật lạ khẩu với bánh ḿ và bơ sửa
ngon lành, nên tôi cảm thấy hănh diện và vui thích lắm !
Các cô tiếp viên Mỹ trẻ đẹp
tiếp đăi các sĩ quan Việt Nam du học rất lịch sự tử tế. Vấn
đề bất đồng ngôn ngữ làm cho chúng tôi gặp khó khăn khi cần họ giúp
vấn đề ǵ. Mặc dù chúng tôi đă có học chút ít sinh ngữ Anh ở Trung học,
nhưng bây giờ mới thấy vốn liếng Anh văn của ḿnh chẳng nhằm nḥ
ǵ nên cũng ngại ngùng lắm khi cần tiếp xúc với các cô tiếp viên hàng không . Đây
cũng là lần thứ nhứt tôi được nghe giọng nói dễ thương của
mấy cô đầm Mỹ, nhưng khác hẵn cách phát âm của các ông giáo sư Việt Nam
đă dạy chúng tôi ở trường. Thật buồn cười cho anh em chúng tôi là khi nghe
các cô tiếp viên nói những tràng tiếng Ăng Lê để hướng dẫn cách xử
dụng các túi cấp cứu trên phi cơ, anh em chúng tôi ngơ ngác như con nai vàng, cũng như vịt mà nghe sấm. Chúng tôi chỉ nghe được loáng thoáng
vài tiếng nên phải để mắt chăm chú nh́n sự biểu diễn của họ
cũng hiểu được phần nào. Đôi khi muốn nói với các cô tiếp viên hàng
không những điều ǵ mà bí quá nên anh em chúng tôi pha đại vài tiếng Tây vào. Các cô tiếp
viên Mỹ lại càng mù tịt c̣n hơn chúng tôi dốt tiếng Ăng Lê nữa.
Và lần thứ nh́ vào cuối năm 1979,
tôi qua Mỹ với tư cách là thuyền nhân tỵ nạn từ Thailand với số thứ
tự thuyền nhân của tôi là “ T - 60662 “. Mỗi thuyền nhân đều có con số
thứ tự bắt đầu bằng chữ Alphabet, thí dụ chữ “ T “ là thuyền
nhân tỵ nạn từ Thailand, “ M “ là tỵ nạn từ Malaysia vv… Đến nay tôi vẫn c̣n nhớ con số “ T “ nầy và có lẽ
sẽ nhớ nó măi tới chết không quên v́ tôi đă thuộc nằm ḷng như thuộc số
quân của tôi trong Quân đội.
Mỗi lần Ban chỉ huy trại dùng loa
phóng thanh gọi thuyền nhân chuẩn bị hành trang để lên đường đi định
cư họ kêu tên họ kèm theo con số “ T “ cho khỏi bị trùng người. Mỗi khi trại gọi thông báo danh sách, ai ai cũng lắng
nghe và hồi họp chờ đợi gọi tên ḿnh. Những ai đă được tuyên
thệ lâu rồi và chỉ c̣n chờ ngày đi Mỹ mà bị lọt sổ trong những
lần Ban chỉ huy trại đọc danh sách là buồn lắm ! v́ mọi người rất
mong tới nơi định cư sớm để lo ổn định cuộc sống
và c̣n lo việc bảo lănh gia đ́nh.
Tôi rất vui mừng khi được xuất
trại Songkhla để sang Hoa Kỳ, nhưng trong ḷng tôi không khỏi buồn tủi v́ lần
đi nầy tôi là một chiến sĩ bại trận, ra tù rồi vượt biên, bây giờ
tôi phải xin xỏ được đến vùng đất của họ để dung
thân. Tôi được đối xử đồng đều giống như bao nhiêu thuyền
nhân khác, chứ không phải được đối xử quí trọng như một sĩ
quan đồng minh của Hoa Kỳ được mời sang du học như năm xưa.
Lần nầy tôi cùng các thuyền nhân được
chở bằng máy bay Charter DC 9 cũ kỷ. Họ cho ăn đồ fast food, mỗi người
một phần cơm chiên đựng trong hộp giấy, chớ đâu được ăn
uống sang trọng và được uống rượu Beer hay Champagne như hồi thuở
đi du học bằng máy bay du lịch. Ghế ngồi nhỏ hẹp chật ních nên rất
mệt mỏi v́ bay đường xa, nhưng ḷng tôi cảm thấy vui sướng và phấn
khởi, v́ lần đi nầy là bỏ xứ mà ra đi để chạy chết.
Tôi bước chân xuống phi trường
Oakland lúc 8 giờ đêm ngày 31 October năm 1979, ngày lễ Halloween của trẻ con Mỹ.
Mỗi năm đến ngày lễ nầy là tôi nhớ ngay kỷ niệm ngày tôi mới đặt
chân lên vùng đất hứa.
Khi vừa bước ra khỏi phi cơ
vào lúc tiết trời giữa mùa Thu, có luồng gió hơi mát lạnh rất dễ chịu.
Trước đây vài tháng, khi vừa bước chân đến bờ biển Thailand tôi đă
hít một hơi thở rất khoan khoái của luồng gió biển mát rượi v́ biết
là tôi đă thoát chết trong tay cộng sản và cũng thoát chết v́ sóng to của biển
cả trong mấy ngày lênh đênh trên chiếc thuyền con.
Hôm nay, một lần nữa tôi hít một
hơi thật dài và rất vui sướng một luồng không khí tự do trên một xứ
có nhân quyền. Rồi nay mai đây tôi sẽ có cơ hội t́m một cuộc sống mới
nơi xứ văn minh và giàu mạnh nhứt hoàn cầu. Tôi đă có được cuộc
sống an toàn, tự do và tôi sẽ làm được bất cứ việc ǵ tôi có thể
làm theo khả năng.
Tất cả thuyền nhân tỵ nạn phải vào pḥng làm việc của ban Y tế
để khám sức khỏe lại trước khi cho về nhà của người bảo
trợ. Cô y tá Mỹ nh́n hồ sơ lư lịch và hồ sơ bịnh lư
của tôi được mang đến từ Thailand. Cô nh́n thấy tôi chống gậy
rồi cô ấy lắc đầu, làm tôi nghĩ rằng chắc cô Mỹ nầy thấy tôi
bị tàn phế v́ chiến tranh Việt Nam và bị tù khổ sai ở núi rừng miền
Bắc nên thương hại tôi chăng ?. Nhưng sau đó cô hỏi tôi một câu cộc
lốc: “ Ông có đi làm được không? ” Tôi nhận định ngay là chắc
chị đầm Mỹ nầy nghĩ ḿnh qua đây rồi sẽ ăn bám chánh phủ Mỹ
mới hỏi tôi câu nầy. Tôi chỉ trả lời vắng tắt : “ Ở Việt
Nam tôi c̣n đánh giặc được, qua đây làm cái ǵ mà chẳng được!”
Cô ấy trả lời : “ I do believe you”. Sau đó cô ấy trả túi hồ sơ
tỵ nạn lại cho tôi và tôi sáp nhập vào toán của những người thuyền nhân
( boat people ) đi theo diện “ hội chùa “ một danh từ mà ở trại tỵ
nạn hay gọi những người không có thân nhân ruột thịt bảo lănh.
Gia đ́nh Mỹ bảo trợ tôi ở tại thành phố Carmel thuộc Monterey County,
một thành phố rất đẹp có nhiều du khách và
nơi đây có nhiều tài tử và dân nhà giàu cư ngụ. Carmel nằm cạnh bờ biển
xinh đẹp nổi tiếng của tiểu bang California. Hiện nay ông Thị trưởng
của thành phố nầy là tài tử Film Cowboy Clint EastWood. Rất may mắn cho tôi, sau 2 tuần
đến Mỹ ông giám đốc Cơ quan đă tiếp giúp tôi định cư chịu
mướn tôi làm Cố vấn tỵ nạn.
( Resettlement counselor ) với số lương $5.00 một giờ.
Qua đây làm việc
mới thấy Anh ngữ của ḿnh c̣n quá kém mà phải tiếp xúc với nhiều người
Mỹ trong mọi lănh vực khác nhau. Cách phát âm bậy bạ chẳng đúng giọng, ḿnh
cứ nói mà họ cứ “ what “ măi, thật cũng
mắc cở và chán nản quá. Tôi lo lắng và buồn lắm, nhưng hết sức cố
gắng học hỏi thêm mà làm việc để kiếm tiền gởi về cho vợ
con.
Nhận thức được hiện t́nh,
tôi trao dồi thêm Anh ngữ như đọc sách báo, nghe truyền h́nh, học cách phát âm lại
và nhờ làm việc tiếp xúc với người Mỹ nhiều nên vốn Anh văn ngày
càng khá hơn.
* Một chút quà cho vợ con.
Tôi được người Mỹ là chủ
hảng sản xuất đồ gỗ bảo trợ qua hội World Relief, trụ sở
chính của Hội nằm tại New York. Hội trợ cấp cho tôi $200.00 để lo sắm
sửa lúc ban đầu, nhưng người bảo trợ giúp tôi c̣n hơn số tiền
nầy nhiều lắm. Tôi được vị bảo trợ mua cho một chiếc xe hai
cửa bốn chỗ ngồi hiệu Datsun mới toanh, giá tiền chiếc xe nầy lúc đó
là sáu ngàn dollars. Trong khi đó, đa số tỵ nạn qua trước tôi lái những chiếc
xe cũ kỷ hiệu Pinto mà mấy bà tỵ nạn gọi là xe Bín Tồ, nghe cũng ngộ
ngộ. Vào lúc đó, hể thấy xe Pinto chạy ngoài đường dân Mỹ ở đây
biết ngay là “ Boat people “.
Tôi rất mang ơn ḷng nhân từ của
vị bảo trợ tôi. Nhưng chúng tôi đă mất liên lạc với nhau vài năm sau khi
gia đ́nh chúng tôi di chuyển lên thành phố San Jose. Chúng tôi có được tin buồn rằng
cơ sở làm ăn của người bảo trợ bị phá
sản và họ đă đi đến Tiểu Bang khác.
Tôi rất lấy làm sung sướng v́ thấy
cuộc đời ḿnh nay được lên hương. Nhưng tôi không dám lạc quan và tự
hào, v́ nhớ ông bà Việt Nam thường nói mấy câu rằng : “ Sông có khúc người
có lúc “ và “ hết cơn bỉ cực đến
hồi thới lai “. Nhưng, nào ai có biết được
chặng đường tiếp nối của cuộc đời ḿnh tới nữa rồi
sẽ ra sao ? Tôi cứ rán làm hết sức của tôi để lo cho vợ con c̣n kẹt lại
quê hương trong hoàn cảnh thiếu thốn và tương lai của con tôi sẽ là mù mịt
nếu c̣n sống dưới chế độ cộng sản man rợ. C̣n chuyện “
ngày sau sẽ ra sao ? “ cũng một phần do cái số Trời định, “ mưu
sự tại nhân, thành sự tại thiên “.
Tôi lănh được cái check đầu tiên sau hai tuần đầu làm việc c̣n nguyên
vẹn v́ người bảo trợ chưa muốn tôi ra ở riêng nên vấn đề ăn
ở không phải tốn kém. Nhân dịp lễ Thanksgiving tôi xin nghỉ thêm vài ngày phép để
xuống miền Nam Cali, trước hết là thăm hai người ân nhân của tôi là cựu
Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư lịnh Hải Quân và cựu Trung tướng Lê Nguyên
Khang, Tư lịnh Thuỷ Quân Lục Chiến của tôi . Sau đó tôi nhờ cô em bà con gởi
một thùng quà trị giá $200.00 về Việt Nam. Tôi nghĩ rằng vợ con tôi sẽ bán
nó ra để có một số tiền lo cho cuộc sống được đở khổ
nơi quê nhà. Tôi cảm thấy vui sướng vô cùng v́ đến bây giờ tôi mới bắt
đầu làm ra tiền để giúp được ǵ cho vợ con tôi, từ sau ngày 30 tháng
4 năm 1975.
Gia đ́nh đoàn tụ.
Tôi nhớ lúc c̣n chiến tranh, là trai thời
loạn với cuộc sống rày đây mai đó trên bốn miền chiến thuật và sự
chết chóc rất gần kề nên cuộc đời binh nghiệp cũng lăng tử lắm.
Những chuyện trái tim bên lề thật t́nh là cũng khó tránh khỏi, nhưng tôi cố
không để bị lôi cuốn vào cảnh có trăng rồi quên đèn nên tôi không dám đèo
bồng mà gánh thêm người yêu làm vợ, để cho
gia đ́nh được êm ấm và hạnh phúc. Tôi vẫn giữ vững vàng sự thuỷ
chung với vợ con mà tôi cũng nhớ lắm trong những lúc đi chinh chiến xa nhà và
gian khổ. Vợ con tôi ở hậu phương cũng như các bà vợ của chiến sĩ rất lo lắng và ngóng trông chúng tôi trở về b́nh yên từ
miền hành quân, sau mỗi chuyến đi.
Đời người chiến sĩ nhọc nhằn
Dấu t́nh riêng rẻ trọn cùng nước non
Tuy nhiên cũng lúc chạnh ḷng
Thương người vợ trẻ cô pḥng lẻ loi
Thức khuya hôm sớm một ḿnh
Thay chồng nuôi trẻ phụng thờ mẹ cha
( Trích một đoạn thơ của TN )
Bây giờ vợ con tôi đang nôn nóng chờ
đợi tôi bảo lănh sang Mỹ c̣n hơn là thuở xưa mà hằng ngày chờ đợi
chúng tôi trở về b́nh an từ miền hành quân nơi xa.
Thời gian tôi tạm sống cuộc đời
độc thân bên xứ lạ quê người là thời gian mà tôi phải phấn đấu
tư tưởng về vấn đề t́nh ái cũng gay go lắm. Lúc nầy tôi được
bốn sáu tưổi đời, cũng không c̣n trẻ ǵ mà cũng chưa phải là già lắm.
Nhưng tôi không thể quên được vợ và con nhỏ đang trong cảnh sống vất
vả tại quê nhà. Cái xúc cảm làm cho tôi nhớ măi là lần đầu tiên khi tôi cùng bà bảo
trợ vào chợ Super Market Safeway, tôi nh́n thấy thức ăn và bánh trái tràn ngập trong chợ
làm tôi vô cùng đau xót v́ nghĩ tới con ḿnh cũng như những đứa trẻ Việt
Nam khác đang bị bọn cộng sản cho ăn đói.
Với kinh nghiệm làm cố vấn tỵ nạn trong nhiều năm, tôi cũng đă
gặp nhiều hoàn cảnh phũ phàng lắm. Có những ông
qua Mỹ trước như tôi c̣n bỏ lại vợ con hoặc một số bà đi vượt
biên lọt mà chồng con v́ lư do ǵ mà bị kẹt lại. Những ông nầy có người
phụ nữ khác và các bà nọ cũng có người đàn ông khác. Qua những tháng năm
dài, t́nh cảm bạn bè trở thành mối t́nh yêu thấm thiết rồi chính thức ăn
ở với nhau và sanh con đẽ cháu. Đến khi ông chồng hoặc bà vợ dẫn
một bầy con vượt biên đến nước thứ hai th́ hậu quả là họ
bị nhứt đầu v́ hoàn cảnh éo le và khó xử cho cả đôi bên. Tôi thấy những
trường hợp nầy không có ít lắm đâu.
Tôi cho rằng những cảnh xáo trộn gia đ́nh như thế là do chế độ
cộng sản bạo tàn đă gây ra những cuộc vượt
biên, nên mới có t́nh trạng kẻ ở người đi.
Đúng 5 giờ 30 chiều ngày 31 tháng December
năm 1979, sau khi đi làm ở sở về tôi nhận được lá thơ như h́nh
thức một bức công điện, nhắn tin cho biết là vợ tôi và và sáu đứa
con nhỏ tôi đă vượt biển tới trại tỵ nạn Kota Baru, Malaysia vào thượng
tuần tháng December năm 1979. Tôi rất bàng hoàng và ngạc nhiên v́ không ngờ là vợ và các
con tôi đă vượt biên lọt, nhưng dưới lá thơ có chữ kư mà tôi vẫn c̣n
nhớ ràng ràng là nét chữ kư của vợ tôi. Trong lá thơ cũng có ghi rơ tên tuổi của
vợ và của sáu đứa con từ đứa đầu đến cháu út. Tôi xem rất
kỷ tên và năm sanh của vợ tôi và sáu con thật đúng không c̣n chi nghi ngờ nữa.
Tôi lặng người đi trong khoảnh
khắc v́ xúc động, rồi nỗi vui mừng làm tôi chảy nước mắt !. Sau
nhiều tháng lo âu chờ đợi tin tức gia đ́nh bên quê nhà, bức công điện đến
với tôi như “ một phép nhiệm mầu “ .
Tôi liền điện thoại đến
hảng của người bảo trợ báo tin mừng nầy và họ đă hứa là sẽ
giúp tôi tiếp khi gia đ́nh tôi qua tới Mỹ, v́ tôi mới qua làm việc được
hai tháng chưa đủ khả năng để lo cho gia đ́nh.
Vợ tôi và các cháu được Trưởng
trại Mă Lai rất ưu đăi v́ ông Thiếu tá trưởng trại nói với vợ tôi
rằng : Chúng tôi sẽ đặc biệt cho bà một ân thưởng là v́ bà là người
phụ nữa đầu tiên đă can đảm lèo lái con thuyền đến xứ chúng
tôi an toàn. Ông sĩ quan Mă Lai có hỏi vợ tôi đi vượt biển từ đâu và bằng
cách nào ? Vợ tôi mới lật hải đồ ra chỉ lộ tŕnh đi biển và dùng
cái hải bàn để dẫn hướng. Các sĩ quan Mă Lai rất thán phục và hỏi
bà có phải là nữ quân nhân không ? vợ tôi trả lời : v́ chồng tôi là một cựu
sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam đă vượt biên đi trước và
đang sống bên Mỹ. Lúc xưa tôi cũng đă được chồng tôi chỉ dẫn
cách xử dụng bản đồ và cách xử dụng địa bàn của Quân đội.
Ông Thiếu tá trưởng trại cho mở
hồ sơ tỵ nạn cho vợ con tôi ngay khi nhập trại để được
Mỹ cho phỏng vấn sớm và ông đă giúp vợ tôi gởi lá thơ báo tin cho tôi.
Một ngày sau khi được tin từ
Mă Lai tôi liền nhờ tổng đài điện thoại giúp tôi có số phone của trại
tỵ nạn Kota Baru và tôi đă gọi điện thoại thăm gia đ́nh tôi mỗi tuần.
Đây là một ân huệ của trại cho vợ tôi mà chưa ai có được.
Lúc gia đ́nh tôi qua đến Mỹ th́ tôi
cũng đă có chút kinh nghiệm lo cho người tỵ nạn mới tới nên vấn đề
giấy tờ và thủ tục không có ǵ khó khăn. Gia đ́nh tôi bây giờ là tám người
tất cả mà với chiếc xe hai cửa chỉ có 4 chổ ngồi nên mỗi lần di
chuyển phải mất hai bận.
Tôi c̣n nhớ vợ tôi đă hỏi một
câu nữa đùa và nữa thật với tôi rằng : Bộ anh tưởng vợ và con anh
ở lại Việt Nam mút mùa hay sao mà anh mua xe có 4 chỗ ngồi ? Anh trở lại sống
cuộc đời độc thân bên xứ Mỹ nầy nên mua chiếc xe đủ chỗ
để chở chàng và nàng đi thôi phải không ? Thật ra v́ không dám đ̣i hỏi ḷng tốt
của người bảo trợ nên tôi nói với vị ấy là mua cho tôi một chiếc
xe nho nhỏ cho rẻ tiền để có chân đi làm là quí lắm rồi.
Trời sanh voi sanh cỏ.
Lúc tôi cô đơn mới bước chân lên vùng đất
hứa tôi chỉ có một cái túi xách tay bên trong có vài bộ đồ lót và bộ đồ
Tây tôi mặc đi Mỹ. Tôi đă suy tư nghĩ ngợi và lo lắng rằng nếu vợ
con tôi qua tới Mỹ rồi, không biết tôi có lo nổi để ổn định cuộc
sống gia đ́nh nơi xứ người lúc ban đầu được không ? Nhưng
tôi nhớ tới câu nói Trời sanh voi sanh cỏ mà cảm thấy bớt lo đi phần
nào. Tôi đă sống trong trại tù khổ sai mà cũng không chết được mà qua xứ
nầy đâu có dễ dàng chết v́ đói rách.
Rồi vợ con đă
đoàn tụ với tôi ngày 18 tháng June năm 1980. Tất
cả sáu cháu đều c̣n nhỏ phải đi học nên cuộc sống có vất vả
và khó khăn lắm. Với tiền lương chỉ có $5.00 một giờ mà phải nuôi
gia đ́nh tám người không đủ sống. Vợ tôi cố gắng t́m được
một việc làm tại sở Y tế của thành phố Seaside thuộc Monterey County để
lo cho gia đ́nh đở khỗ hơn.
Đầu năm 1981
tôi xin được việc làm cũng tại Cơ quan định cư của thành phố
San Jose với số lương khá hơn.Vợ tôi đă thi đậu khoá học về những
danh từ Y khoa “ Medical Terminology “ và được nhận vào nhà thương Santa Clara Valley Medical Center làm thông dịch viên giúp người
tỵ nạn Việt Nam không nói được tiếng Anh. Cuộc sống của gia đ́nh
bắt đầu tạm ổn định từ đấy nhưng cũng chưa khá giả
mấy.
Nhưng lần hồi
rồi cũng đâu vào đó, ông bà ḿnh hay nói là giống như < bánh ích lột lần > , sáu đứa con tuần tự và lần lượt
ra trường rồi đi làm. Cuộc sống gia đ́nh bắt đầu tương đối
được thoải mái.
Con cái lớn lên đă
thành gia thất. Gia cảnh khởi đầu từ lúc tôi đơn thân độc mă qua Mỹ
một ḿnh, bây giờ tất cả con, dâu , rễ và cháu nội ngoại tổng cộng là
hai bốn người, con số cũng khá đông trong một gia đ́nh Việt Nam.
Bây giờ hồi tưởng lại ngày 30 tháng 4 năm
1975, tôi không khỏi ngậm ngùi nhớ lại cuộc đời đă trải qua quá nhiều
gian khổ, qua nhiều cảnh thăng trầm và đổi thay cũng như các chiến
hữu đồng đội của tôi. Người ta gọi là lên voi xuống chó chẳng
mấy hồi. Một đời binh nghiệp hai mốt năm bị xuống dốc quá
thê thảm và đen tối. Tôi cũng như bao nhiêu đồng đội của tôi đưa
đầu vào rọ cho bọn cộng sản đày đoạ trong các trại tù khổ sai
để chúng trả thù dă man. Nhờ bị thương tàn phế nên tôi được thả
ra sớm hơn, tôi phải sống ẩn dật rày đây
mai đó v́ trốn việt cộng, rồi vượt biên an toàn qua tới xứ lạ quê
người lập lại cuộc sống mới trên vùng đất tự do.
Nhưng lúc bấy giờ tôi cũng không quên những đồng
đội của tôi vẫn c̣n kẹt lại trong tù và ḷng vẫn ưu phiền v́ chưa
quên được nỗi nhục của một Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hùng mạnh
nhứt vùng Đông Nam Á Châu mà phải bị bại trận. Hậu quả là cả một
miền Nam đă thành một trại tù khổng lồ đưới ách thống trị của
bọn cộng sản vô nhân.
Tôi luôn ước mong một ngày nào gần đây chế
độ cộng sản phi nhân tại quê nhà Việt Nam sẽ không c̣n tồn tại và sẽ
sụp đổ như các nước cộng sản Đông Âu từ khi bức tường
Bá linh bị phá hủy vào đêm 9 tháng November năm1989.
Tới chừng tuổi nầy tôi không c̣n mong muốn những
ước vọng cao xa, chỉ mong được cuộc sống b́nh yên để hưởng
tuổi an nhàn lúc xế chiều. Tôi chỉ :
Mong sức khoẻ thật đủ đầy
Tâm an lạc, sống đời b́nh thản .
Chiến hữu Nguyễn
Minh Châu
Trở về trên đầu